[Thuonghieuvacuocsong.com.vn] “Chúng tôi đã trao đổi với những anh lớn FDI, họ nói nếu mình có một đội bay Freighter, họ sẽ di dời nhà máy OEM từ các nước khác về Việt Nam”, bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG chia sẻ.
Tham dự và làm diễn giả tại 1 sự kiện dành cho doanh nhân mới đây, doanh nhân Thuỷ Tiên - CEO IPPG cùng Doanh nhân Trương Gia Bình Chủ tịch FPT đã chia sẻ truyền cảm hứng trong buổi giao lưu với các doanh nhân Việt Nam xuất sắc. Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022 do tạp chí VNEconomy tổ chức .
Khi được hỏi về IPP Air Cargo, bà Lê Hồng Thủy Tiên đã có phát biểu về quyết định thành lập hãng hàng không hàng hóa IPP Air Cargo và sứ mệnh của IPPG trong việc đưa tinh hoa của Việt Nam ra thế giới. “trong cái khó ló cái khôn”, quyết định thành lập hãng hàng không hàng hóa xuất phát từ thời điểm IPPG bị đứt gãy chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19. Những mặt hàng thời trang cũng như mặt hàng phục vụ khách du lịch trong toàn hệ thống sân bay, các cửa hàng nội địa bị tăng giá rất cao về chi phí vận chuyển, bà Tiên cho biết tại Talkshow “Khát vọng kiến tạo và phát triển thương hiệu xanh Việt Nam” ngày 12/10 vừa qua .
Sau khi làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI), bà Tiên cho biết cũng họ cũng gặp bài toán rất nan giải liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
“Rõ ràng Việt Nam kêu gọi nhà đầu tư FDI vào, nhưng chúng ta không có một đội bay chuyên nghiệp vận chuyển hàng. Và hiện các doanh nghiệp FDI, ví như một doanh nghiệp FDI lớn ở Hải Phòng, khi kéo hàng lên Hà Nội thì chi phí rất cao. Nếu có hãng hàng không bay thẳng từ Hải Phòng đi các nước, tính sơ bộ 1 năm có thể tiết kiệm được cho họ 500.000 USD. Đó là một tính toán rất nhỏ.
Chúng tôi đang chờ tín hiệu chập thuận cấp phép cuối cùng từ Chính phủ. Nếu được cấp phép, chúng tôi hy vọng hãng hàng không IPP Air Cargo sẽ giải được rất nhiều bài toán cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mơ ước của chúng tôi là gì? Đó là đưa trái cây, nông sản sạch của Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới, đến tay người tiêu dùng Nhật Bản, Úc... một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất”, bà Lê Hồng Thủy Tiên cho biết.
Bà lấy ví dụ việc xuất khẩu của con cua Cà Mau. Cua phải chở bằng xe từ Cà Mau lên TP Hồ Chí Minh thay vì từ Cà Mau lên Cần Thơ, nếu bay được từ Cần Thơ, cua Cà Mau có thể đi ra đến Hải Phòng để xuất sang Trung Quốc một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhất cũng như có thể giải quyết sự quá tải tại sân bay Tân Sơn nhất .Hay như gạo, có những sản phẩm gạo rất cao cấp, khách hàng sẵn sàng trả chi phí để nhận được hàng nhanh nhất, nhưng hiện nay rất vất vả.
“Hiện 4 máy bay đã chuyển đổi và nằm chờ sẵn, đội ngũ nhân viên chủ chốt và tất cả mọi thứ đã được chúng tôi đầu tư và chuẩn bị sẳn theo nghị Định 89 về việc kinh doanh có điều kiện về hãng HK hàng hóa, giờ chỉ cần có Giấy phép là chúng tôi hy vọng có thể bay sớm. Chúng tôi cũng cam kết rằng sẽ phục vụ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp FDI để tạo một nền tảng bền vững”, CEO IPPG khẳng định.
"CEO IPPG cũng cho biết phía bà đã trao đổi với và những "anh lớn" FDI. “Họ nói nếu mình có một đội bay Freighter, họ sẽ di dời nhà máy OEM từ các nước khác về Việt Nam, vì họ cảm thấy đây là một trong những yếu tố rất bền vững để tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Chúng tôi sẽ đầu tư tàu bay thân rộng, hy vọng Boeing và Airbus sẽ có tàu Freighter cho chúng tôi vào cuối năm 2023 để bay thẳng đi Châu Âu và Mỹ”, bà Tiên kỳ vọng.
Bà nhấn mạnh, sứ mệnh của IPP Air Cargo là góp phần hàn gắn chuỗi cung ứng hàng hóa hàng không đang rối loạn của Việt Nam - Thế giới và ngược lại, đồng thời góp phần hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá việc vận chuyển hàng hóa hàng không của Việt Nam, một đất nước có chỉ số xuất khẩu luôn tăng trưởng hai con số. Đây là một cuộc “chơi” tốn kém, đã xác định lỗ trong ba năm nhưng IPPG chấp nhận làm vì muốn đưa tinh hoa Việt Nam ra thế giới một cách nhanh nhất. Đặc biệt là góp phần tăng vị thế cho Việt Nam thành HUBs logistic vận chuyển hàng hóa hàng không của cả khu vực.